Thiền – Nghệ Thuật Nhập Định

Giới thiệu sách Thiền – Nghệ Thuật Nhập Định

Không-làm là Thiền, nhưng khi tôi nói không-làm là Thiền, tôi không có ý nói rằng bạn không cần phải làm bất cứ điều gì. Thậm chí để đạt được sự không-làm này, bạn phải làm rất nhiều. Nhưng sự “làm” này không phải là Thiền. Nó chỉ là một bước đệm, chỉ là một bục nhảy. Tất cả những cái “làm” chỉ là một bục nhảy, không phải là Thiền.

Chứng ngộ không có những cấp độ. Một khi nó xuất hiện thì nó có đó. Nó giống như cú nhảy vào đại dương cảm xúc. Bạn nhảy, bạn trở thành một với nó, giống như giọt nước rơi vào đại dương và trở thành một với đại dương. Nhưng điều đó không có nghĩa là bạn đã biết toàn bộ đại dương.

Khi lần đầu tiên Maulingaputta đến với Đức Phật, ông ấy đã hỏi nhiều câu hỏi. Đức Phật nói: “Ông đang hỏi để làm sáng tỏ các câu hỏi, hay ông đang hỏi chỉ để tìm những câu trả lời?”.

Maulingaputta nói: “Tôi đến để hỏi Thầy, và Thầy lại bắt đầu hỏi tôi! Hãy để tôi cân nhắc về chuyện đó, tôi phải suy nghĩ về nó”.

Ông ấy đã nghĩ về chuyện đó và ngày thứ hai ông nói: “Thực ra tôi đến là để làm sáng tỏ chúng”.  

Đức Phật nói với ông ấy: “Ông cũng đã hỏi người khác những câu hỏi này?”.

Mailingaputta nói: “Tôi đã liên tục hỏi mọi người suốt 30 năm”.

Đức Phật nói: “Với việc hỏi trong 30 năm, chắc ông phải có nhiều câu trả lời – rất nhiều. Nhưng đã có câu trả lời nào chứng tỏ là câu trả lời chưa?”.

Maulingaputta nói: “Chưa!”.

Thấy thế Đức Phật nói: “Tôi sẽ không đưa ra cho ông câu trả lời nào. Trong 30 năm liên tục hỏi, nhiều câu trả lời đã được đưa ra; tôi có thể thêm một vài câu trả lời nhưng điều đó sẽ không ích gì. Cho nên tôi sẽ trao cho ông giải pháp chứ không phải là câu trả lời”.

Maulingaputta nói: “Tốt thôi, hãy trao nó cho tôi”.

Nhưng Đức Phật nói: “Tôi không thể trao nó; nó phải phát triển trong ông. Cho nên hãy giữ im lặng với tôi trong vòng một năm. Không được phép hỏi một câu hỏi nào. Hãy tuyệt đối im lặng, hãy cùng ở với tôi, và sau một năm ông có thể hỏi. Khi đó tôi sẽ trao cho ông câu trả lời”.

Mục lục sách Thiền – Nghệ Thuật Nhập Định

  • Chương 1: Thiền: Nghệ thuật của Lễ hội
  • Chương 2: Yoga: Sự phát triển của tâm thức
  • Chương 3: Không-làm thông qua làm
  • Chương 4: Thiền “Hỗn loạn”
  • Chương 5: Thiền Động hay Thiền Tĩnh
  • Chương 6: Đi sâu vào cái đã biết
  • Chương 7: Kundalini: Sự trỗi dậy của sinh lực
  • Chương 8: Chứng ngộ: Một sự khởi đầu vĩnh viễn
  • Chương 9: Sự khai tâm đối với bậc thầy: Kỹ thuật tối thượng
  • Chương 10: Sannyas: Sự đoạn tuyệt với quá khứ
  • Chương 11: Ham muốn tột cùng: Con đường đến phi ham muốn
  • Chương 12: Linh hồn là gì?
  • Chương 13: LSD và Thiền
  • Chương 14: Khả năng trực giác: Điều không thể giải thích
  • Chương 15: Tâm thức, Chứng kiến, Nhận biết
  • Chương 16: Sự khác nhau giữa Satori và Samadhi
  • Chương 17: Năng lượng dục: Sự thức tỉnh của Kundalini
  • Chương 18: Sự biểu lộ của Prana ở 7 thể
  • Chương 19: Các kỹ thuật truyền thống
    • 21 ngày thử nghiệm trong im lặng và ẩn dật
    • Nhìn gương
    • Lặp lại câu mật chú
    • Một kỹ thuật về sự tưởng tượng
    • Chết một cách có ý thức
    • Đi vào giấc ngủ một cách có ý thức
    • Giao tiếp với tồn tại trong im lặng

Thông tin tác giả Osho

Osho

Là một nhân vật “ngoại hạng”, bởi vì ông không thể được xếp vào một trường phải cụ thể nào. Hàng ngàn bài giảng ông chia sẻ bao trùm mọi chủ đề – từ việc khám phá ý nghĩa tồn tại của bản thân cho đến những vấn đề khẩn thiết nhất của xã hội đương thời hay vấn đề liên quan đến chính trị. Osho nói: “Hãy nhở, bất cứ điều gì tôi đang chia sẻ không chỉ dành cho bạn… mà tôi cũng đang trò chuyện với cả những thế hệ tương lai nữa”.

Tờ Sunday Times của London mô tả Osho là một trong “1.000 Người kiến tạo của thế kỷ 20”. Còn tờ Sunday Mid-Day của Ấn Độ bình chọn Osho là một trong mười người – cùng với Gandhi, Nehru và Đức Phật – thay đổi vận mệnh của Ấn Độ.

Osho xác nhận rằng ông đang tạo điều kiện cho sự ra đời của một chủng loại người mới. Ông thường gọi “loài người mới” này là “Zorba Phật” – hình tượng kết hợp giữa Zorba “tay chơi Hy Lạp”, đại diện cho chủ nghĩa khoái lạc và sự an nhiên tự tại của Đức Phật Cô Đàm.

Osho còn được biết đến với những đóng góp mang tính cách mạng trong lĩnh vực chuyển hóa nội tâm thông qua thiền định. Phương pháp thiền của Osho (Active Meditation) giúp giải tỏa căng thẳng cho cả thân và tâm, từ đó mọi người dễ dàng trải nghiệm sự an nhiên, tính tại trong cuộc sống thường nhật.

. Thiền – Nghệ Thuật Nhập Định . . – . | .


1
Ebook Thiền – Nghệ Thuật Nhập Định đã không còn được cung cấp vì các lí do bản quyền. Nhưng bạn vẫn có thể mua Thiền – Nghệ Thuật Nhập Định với giá rẻ nhất bằng cách click vào liên kết bên dưới.


Link Sách #1


Link Sách #2


Link Sách #3



Đăng Ký Thành Viên Và Nhận Ebook Qua Email


3

Trả lời