Combo Chân Đi Không Mỏi + Quá Trẻ Để Chết

Combo Chân Đi Không Mỏi + Quá Trẻ Để Chết
Combo Chân Đi Không Mỏi + Quá Trẻ Để Chết

Chân Đi Không Mỏi

 

      Tháng 4/2015, Đinh Hằng, blogger du lịch nổi tiếng ra mắt tập sách đầu tay Quá trẻ để chết: Hành trình nước Mỹ và nhận được rất nhiều sự quan tâm của bạn đọc. Đến nay, cuốn sách đã bán ra 19.000 bản in và là một trong những cuốn du ký bán chạy nhất của Nhã Nam. Bên cạnh đó, bản ebook của Quá trẻ để chết: Hành trình nước Mỹ cũng nằm trong top 3 những cuốn sách được tải về nhiều nhất trên hệ thống Alezaa năm 2015.
Tháng 9/2016,  tập du ký thứ hai của Đinh Hằng mang tên Chân đi không mỏi: Hành trình Đông Nam Á ra đời. Cuốn sách được cô chấp bút từ những ngày đầu tiên đi du lịch bụi mà cô hay gọi là “bước ra thế giới” cách đây đã năm năm.
Chân đi không mỏi: Hành trình Đông Nam Á là những trải nghiệm tinh tế, giàu cảm xúc và tràn đầy sức sống của một tâm hồn tự do trên khắp các vùng đất Đông Nam Á. Từng trang sách sẽ “mê hoặc” người đọc trong cảm giác tưởng chừng như cái nắng cháy da trên đảo Koh Samui (Thái Lan) đang đốt trên cánh tay, bình minh trên đỉnh Ramelau (Đông Timor) đang chiếu ngời khuôn mặt, những ánh tàn cuối ngày của Kuta (Bali, Indonesia) vẫn còn nhuộm vàng mặt biển, hay tưởng như những đàn cá mập dưới đáy biển Sipadan (Sabah, Malaysia) vẫn đang kiêu kỳ rẽ nước ngay trên bình dưỡng khí lặn, rồi còn những khi lái thuyền lao thẳng vào một ghềnh nước trên sông Nam Tha (Luang Nam Tha, Lào), rồi những đêm uống bia trên bãi biển El Nido (Philippines,)…
Ở tác phẩm lần này, Đinh Hằng dẫn người đọc cùng đồng hành trong chuyến hành trình qua mười nước Đông Nam Á, những láng giềng “quen mà lạ, lạ mà quen”, khám phá những vẻ đẹp tiềm ẩn và nét đáng yêu nhiều khi không ngờ của từng nước một. Văn phong nhẹ nhàng nhưng cuốn hút, tinh tế của cuốn sách sẽ khiến nhiều người đọc thôi không còn định kiến “coi thường” Đông Nam Á; họ sẽ hiểu rằng khu vực này đáng cho họ trân trọng và khám phá như bất kỳ khu vực nào khác trên thế giới.
Và Đinh Hằng của cuốn sách mới này vẫn là Đinh Hằng của Quá trẻ để chết, vừa mạnh mẽ và tỉnh táo, vừa đam mê và nhạy cảm. Luôn luôn là như vậy, Hằng không chỉ là người chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức mà còn là người truyền cảm hứng, người “mồi lửa”, khiến cho ngay cả người đọc hững hờ an phận nào đó cũng phải ngước mắt lên khỏi sách, thấy mình đang bước đi trên một cuộc viễn du.
Trích đoạn
“Giờ đây tôi là kẻ lang thang, không quá khứ, không tương lai, chỉ có hiện tại. Giờ đây tôi là kẻ tò mò ngắm nhìn thế giới, mọi thứ hiện ra đều mới lạ mỗi ngày, mỗi người tôi gặp đều là người lạ – phần lớn trong số họ là người tử tế. Giờ đây tôi là một phần của thế giới dịch chuyển này, và tôi hạnh phúc biết mình đang xê dịch.”
“Cuộc sống cũng như leo lên một ngọn núi. Thời điểm cực nhọc nhất lại chính là ngay trước khi leo lên đến đỉnh. Người có động lực đều có thể leo lên đến vị trí này, nhưng chỉ những ai thực sự quyết tâm mới tiếp tục cho đến cuối cuộc hành trình. Trước khi muốn bỏ cuộc, hãy nghĩ đến mọi nỗi lực ta đã bỏ ra để lên cao đến mức này. Bởi chỉ cần không bỏ cuộc, ánh bình minh rực rỡ và những cơn gió trong lành sớm mai đang đợi tôi trên đỉnh núi. Mà cũng chẳng quan trọng, dù cho hôm nay có là một ngày xấu trời và quang cảnh trên đỉnh núi chẳng thể đẹp lộng lẫy như những bức ảnh tôi đã thấy, thì chuyến đi này vẫn là một chuyến đi tuyệt vời.”
“Du lịch bụi có thể trở thành một “cơn ghiền”đấy. Chỉ khác là bất cứ kẻ lữ hành nào “dính” phải cơn ghiền ấy đều hoặc là vô vọng hoặc là không đoái hoài gì đến việc tìm một phương cách làm cho mình bớt ghiền đi, bớt ám ảnh bởi ý nghĩ lên đường và bớt thèm khát chinh phục những vùng đất mới. Những kẻ đó đã một triệu lần mở bản đồ thế giới và đánh dấu những nơi chốn ước mơ, đã ngàn lần òa lên sung sướng khi mua được một chiếc vé máy bay giá rẻ, đã trăm lần nghe gió lùa qua tai khi đang băng qua cung đường lạ và biết mình tự do như cánh chim trời.”
“… Ở cái khoảnh khắc mặt trời đẩy sức nóng lên phía lưng trời, hàng ngàn đỉnh chóp nhọn hoắt của Bagan cũng như vươn lên mãi trong một cuộc hồi sinh từ đêm đen thăm thẳm. Không rõ những ngọn tháp ấy thì thầm với nhau điều gì, mà Bagan như tỉnh giấc mộng vàng, rũ hết bóng tối và ánh lên niềm hân hoan ngày mới.
Tất cả những người ở trên đỉnh tháp chùa Shwesandaw với tôi đều nghẹn lời, hoặc chỉ thì thầm với nhau rất khẽ. Tôi đứng ở đấy, giữa hàng ngàn đỉnh tháp chùa, nghe một thứ ánh sáng vi diệu vô hình nào đó đang chảy qua các mạch máu mình. Như thể tôi chưa từng tồn tại hai mươi mấy năm dài vừa qua. Như thể tôi là một người mới. Như thể tôi đang tái sinh. Như thể tôi đang sinh ra lần nữa trong một giấc mộng, giấc mộng hoang đường diễn ra trong khoảng không bao la trước mặt.”

Quá Trẻ Để Chết

      Quá trẻ để chết: Hành trình nước Mỹ là hành trình đơn độc của tác giả – một cô gái Việt trẻ đi xuyên nước Mỹ từ Bờ Đông sang bờ Tây. Hành trình du lịch bụi của cô trải dài trên 20 bang, kéo dài suốt sáu tháng liên tiếp.
Đó là chuyến đi để khám phá thế giới bên trong của những người Mỹ bình thường, dù có thể chỉ là một phần của thế giới ấy. Đó cũng là hành trình khám phá những vẻ đẹp muôn màu muôn vẻ của thế giới – của thiên nhiên nước Mỹ, và của tâm hồn con người trong những hình thức thăng hoa khác nhau của nó.
Nhưng hành trình xuyên qua nước Mỹ này không chỉ là để khám phá một phần thế giới bên ngoài mà còn là để tìm trở lại một phần trọng yếu của bản thân cô gái: tình yêu đối với chính mình và cuộc đời mình, cái tình yêu mà cô đã có lúc đánh mất. Xuất phát điểm của “Quá trẻ để chết: Hành trình nước Mỹ” là một tình yêu tan vỡ, một nỗi đau đớn vì tình, lớn đến độ khiến tác giả có lúc đã gần kề cái chỗ đâm đầu vào tàu điện ngầm tự sát, một kết cục khiến ta không khỏi nghĩ tới Anna Karenina.
Đinh Hằng, tác giả, xuất hiện trong cuốn sách như một phụ nữ mạnh mẽ, đầy cá tính và sức mạnh bên trong, tự tin ngẩng cao đầu bước giữa thế giới, hoàn toàn không có một mặc cảm nào bất kể căn nguyên của nó là gì.
Chuyến đi của Đinh Hằng, rốt cuộc, là một cuộc hành trình đi tìm lại và nhìn nhận lại giá trị của bản thân mình, của sự sống. Nước Mỹ, với tất cả những vẻ đẹp cùng sự đa dạng và phức tạp của nó, ở đây đóng vai trò như một chốn “luyện ngục” để cô vượt qua chính mình và trở nên một người khác. Một cuộc đi lớn chỉ dành cho những người thực sự muốn lớn hơn bản thân mình ngày hôm qua.
Cách Đinh Hằng đi và hòa mình vào văn hóa Mỹ không phải là cái nhìn của công dân một nước đang phát triển lần đầu đến với xứ cờ hoa, choáng ngợp với nước Mỹ to lớn hiện đại và thấy mình sao mà nhỏ bé đơn độc. Ngược lại, đó là cái nhìn của một người lữ hành đã dày dạn kinh nghiệm, nhìn một xứ sở mới, những con người mới với cái nhìn bình đẳng, điềm nhiên và không định kiến. Đinh Hằng xem nước Mỹ và người Mỹ với tâm thế tôn trọng và bình đẳng, như một kẻ biết người rất giỏi nhưng cũng hiểu rõ những giá trị của bản thân.
Cũng chính vì vậy mà nước Mỹ và người Mỹ hiện ra trong sách rất thực và rất đời, không tô hồng, không phóng đại. Một nước Mỹ không chỉ với các tòa nhà chọc trời, với sự phát triển vượt bậc và các công nghệ hiện đại. Mà là một nước Mỹ chân thực và trần trụi với những vấn đề của nó, nền văn hóa Mỹ, cách sống của người Mỹ, quan niệm của họ về bản thân, về tình yêu, và kể cả những vấn đề khá nhạy cảm với người Việt như tình một đêm, đồng tính, cỏ và ma túy…
Quá trẻ để chết: Hành trình nước Mỹ không đơn thuần là một cuốn sách du ký. Bởi trên hành trình đơn độc xuyên qua nước Mỹ, những xung đột tâm lý của cô gái bị bỏ lại trước ngưỡng cửa hôn nhân cũng hiện lên sâu sắc. Đó là câu chuyện của sự đan xen mãnh liệt những cô đơn, đau đớn, niềm tin, khát vọng, đam mê, tuổi trẻ. Cô gái nhân vật chính dám nghỉ việc, trả nhà, bay nửa vòng Trái Đất và quăng mình vào một hành trình không đích đến để đối mặt với người mình đã từng yêu một lần nữa. Hành trình địa lý cũng chính là hành trình tâm lý ấy đánh thức trong mỗi người trẻ tuổi bản năng yêu, đi và sống hết mình.
Nhận định
“…Tuổi trẻ luôn là một lợi thế và những lí do để dẫn đến một chuyến đi, nhất là đối với một người phụ nữ đi một mình thì chắc chắn là rất nhiều. Một cuộc tình đổ vỡ, một biến cố khác nào đó trong đời thôi thúc những phụ nữ như thế lên đường và sự đơn độc tạo cho họ sức mạnh để hướng về phía trước, trong một hành trình chất chứa nhiều tâm sự.
Nước Mỹ hiện ra một cách dung dị và cả gai góc qua những câu chữ của Đinh Hằng, trong hành trình “Couch Surfing”. Những hành trình lớn cần những trái tim dũng cảm. Không chỉ dũng cảm đương đầu với những rủi ro có thể ập đến, mà dũng cảm khi biết cách đối diện với chính mình.
(Trương Anh Ngọc, tác giả “Nước Ý, câu chuyện tình của tôi”  và “Phút 90++”)
“Khó mà hình dung Đinh Hằng là cô như bây giờ nếu cô đã không đủ can đảm thực hiện chuyến đi ấy và sẵn sàng đối mặt với những gì chưa biết đang chờ đợi phía trước. Một cuộc đi lớn chỉ dành cho những người thực sự muốn lớn hơn bản thân mình ngày hôm qua.”
(Trần Tiễn Cao Đăng, nhà văn, dịch giả)
“Quá trẻ để chết: hành trình nước Mỹ” là câu chuyện về tuổi trẻ lộng lẫy, đầy đam mê và dám sống. Bởi, khi còn trẻ, người ta có rất nhiều thời gian và cơ hội để sống, thử, sai lầm, học hỏi và lớn lên từ sai lầm đó. Đây là cuốn sách nên đọc nếu bạn còn trẻ, đam mê những con đường và trước bao nhiêu sóng gió cuộc đời bạn vẫn ngẩng cao đầu tiến về phía trước.
 
(Nguyễn Lê My Hoàn, nhà văn, dịch giả, tác giả “Lối đi ngay dưới chân mình”)

* Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế VAT. Tuy nhiên tuỳ vào từng loại sản phẩm hoặc phương thức, địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, …


1
Ebook Combo Chân Đi Không Mỏi + Quá Trẻ Để Chết đã không còn được cung cấp vì các lí do bản quyền. Nhưng bạn vẫn có thể mua Combo Chân Đi Không Mỏi + Quá Trẻ Để Chết với giá rẻ nhất bằng cách click vào liên kết bên dưới.


Link Sách #1


Link Sách #2


Link Sách #3



Đăng Ký Thành Viên Và Nhận Ebook Qua Email


3

Trả lời